window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'UA-21218864-66'); (function(w,d,s,l,i){w[l]=w[l]||[];w[l].push({'gtm.start': new Date().getTime(),event:'gtm.js'});var f=d.getElementsByTagName(s)[0], j=d.createElement(s),dl=l!='dataLayer'?'&l='+l:'';j.async=true;j.src= 'https://www.googletagmanager.com/gtm.js?id='+i+dl;f.parentNode.insertBefore(j,f); })(window,document,'script','dataLayer','GTM-5N896NT'); !function(f,b,e,v,n,t,s) {if(f.fbq)return;n=f.fbq=function(){n.callMethod? n.callMethod.apply(n,arguments):n.queue.push(arguments)}; if(!f._fbq)f._fbq=n;n.push=n;n.loaded=!0;n.version='2.0'; n.queue=[];t=b.createElement(e);t.async=!0; t.src=v;s=b.getElementsByTagName(e)[0]; s.parentNode.insertBefore(t,s)}(window, document,'script', 'https://connect.facebook.net/en_US/fbevents.js'); fbq('init', '1288179248199480'); fbq('track', 'PageView'); !function(f,b,e,v,n,t,s) {if(f.fbq)return;n=f.fbq=function(){n.callMethod? n.callMethod.apply(n,arguments):n.queue.push(arguments)}; if(!f._fbq)f._fbq=n;n.push=n;n.loaded=!0;n.version='2.0'; n.queue=[];t=b.createElement(e);t.async=!0; t.src=v;s=b.getElementsByTagName(e)[0]; s.parentNode.insertBefore(t,s)}(window, document,'script', 'https://connect.facebook.net/en_US/fbevents.js'); fbq('init', '782950595612068'); fbq('track', 'PageView'); Sơ lược về lịch sử OKRs - Sách OKRs - Hiểu đúng, Làm đúng

Sơ lược về lịch sử OKRs

Vào năm 1954, Peter Drucker đã cho ra đời quyển sách “The Practice of Management” – hệ thống hoá nguyên tắc Quản lý bằng mục tiêu và tự chủ hay còn gọi là MBO – Management By Objectives, trở thành nền tảng cho Andy Grove khai sinh ra nguồn gốc của OKRs.

Lúc bấy giờ, cha đẻ của OKRs – Andy Grove là một kỹ sư và doanh nhân xuất sắc trong ngành công nghiệp bán dẫn, đồng thời là CEO của Intel. Trong những năm 1968 – 1970, dựa trên nền tảng phương pháp quản lý MBO, ông đã vận dụng, sáng tạo và cải tiến đưa OKRs vào trong quy trình điều hành ở Intel.

MBO là một phương pháp quản trị bằng mục tiêu, tỏ ra hữu hiệu như một quy trình nổi tiếng và được nhiều công ty áp dụng ở những năm của thập niên 1960 và tạo ra những thay đổi cho các doanh nghiệp áp dụng như tăng 56% năng suất. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai áp dụng, MBO đã để lộ những mặt hạn chế như:

  • Việc thiết lập mục tiêu một cách quá tập trung ở cấp lãnh đạo, dẫn đến việc khi triển khai xuống phân nhánh bên dưới thì uể oải chậm chạp
  • Mục tiêu xơ cứng, không cập nhật theo định kỳ
  • Tính chất lặp đi lặp lại gây nên sự nhàm chán thiếu thách thức trong thực hiện công việc
  • MBO “chỉ là một công cụ, không phải là một giải pháp xuất sắc”

Để tránh những nhược điểm của MBO, Andy Grove đã cố gắng tránh các “cạm bẫy năng suất” và “tạo ra một môi trường nâng cao năng suất giá trị đầu ra”. Ông tập trung vào khoa học hành vi và tâm lý nhận thức để phát triển lên lý thuyết mới về quản lý và thúc đẩy năng suất một cách “dễ chịu hơn khiến nhân viên làm việc”. Đây cũng là lúc mà OKRs được ra đời.

Năm 1974, Andy Grove tham gia vào Intel với tư cách CEO và bắt đầu áp dụng OKRs trong việc quản trị doanh nghiệp. Nhưng phải tới năm 1975, OKRs mới thật sự hoạt động trơn tru và hoàn thiện tại công ty này. 

John Doerr bén duyên với OKRs khi đến làm thực tập sinh tại Intel vào mùa hè năm 1975. Nhận thấy OKRs chính là “máu huyết lưu thông trong cơ thể” một doanh nghiệp như Intel, John Doerr như một kẻ “sáng mắt, sáng lòng” và thấm nhuần quy trình áp dụng OKRs đã mang OKRs đi lan rộng và đưa di sản của Andy Grove đến được với nhiều doanh nghiệp trên thế giới.

Vào năm 2000, John Doerr đã mang OKRs đến với 2 nhà sáng lập của Google – Larry Page và Sergey Brin bằng một buổi thuyết trình được thiết lập theo đúng quy trình OKRs với các mục tiêu và kết quả then chốt rõ ràng. Sau buổi thuyết trình chỉ vỏn vẹn 90 phút, 2 nhà sáng lập của Google đã lựa chọn OKRs như một phương pháp quản trị được thống nhất áp dụng tại Google. Cũng nhờ quyết định này, OKRs chính thức đồng hành cùng Google và đưa doanh nghiệp này trở thành một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay. 

Với sự thành công trong áp dụng OKRs vào mô hình quản lý của Google, phương pháp quản trị OKRs cũng truyền cảm hứng động lực cho rất nhiều công ty trong giới công nghệ phần mềm khác như: AOL, Dropbox, LinkedIn, Oracle, Twitter…

Không những thế OKRs còn được các công ty ngoài thung lũng Silicon Valley áp dụng như: BMW, Disney, Samsung… Và cả những tổ chức phi lợi nhuận như quỹ Bill & Melinda Gates Foundation… 

Ngày nay, OKRs đang được ứng dụng tại rất nhiều các doanh nghiệp với kỳ vọng tạo ra những phát triển đột phá, mang lại hiệu quả cao trong quản trị doanh nghiệp.