window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'UA-21218864-66'); (function(w,d,s,l,i){w[l]=w[l]||[];w[l].push({'gtm.start': new Date().getTime(),event:'gtm.js'});var f=d.getElementsByTagName(s)[0], j=d.createElement(s),dl=l!='dataLayer'?'&l='+l:'';j.async=true;j.src= 'https://www.googletagmanager.com/gtm.js?id='+i+dl;f.parentNode.insertBefore(j,f); })(window,document,'script','dataLayer','GTM-5N896NT'); !function(f,b,e,v,n,t,s) {if(f.fbq)return;n=f.fbq=function(){n.callMethod? n.callMethod.apply(n,arguments):n.queue.push(arguments)}; if(!f._fbq)f._fbq=n;n.push=n;n.loaded=!0;n.version='2.0'; n.queue=[];t=b.createElement(e);t.async=!0; t.src=v;s=b.getElementsByTagName(e)[0]; s.parentNode.insertBefore(t,s)}(window, document,'script', 'https://connect.facebook.net/en_US/fbevents.js'); fbq('init', '1288179248199480'); fbq('track', 'PageView'); !function(f,b,e,v,n,t,s) {if(f.fbq)return;n=f.fbq=function(){n.callMethod? n.callMethod.apply(n,arguments):n.queue.push(arguments)}; if(!f._fbq)f._fbq=n;n.push=n;n.loaded=!0;n.version='2.0'; n.queue=[];t=b.createElement(e);t.async=!0; t.src=v;s=b.getElementsByTagName(e)[0]; s.parentNode.insertBefore(t,s)}(window, document,'script', 'https://connect.facebook.net/en_US/fbevents.js'); fbq('init', '782950595612068'); fbq('track', 'PageView'); Doanh nghiệp nên áp dụng OKR hay BSC - Sách OKRs - Hiểu đúng, Làm đúng
Blog

Doanh nghiệp nên áp dụng OKR hay BSC

OKR và BSC thường được nhắc tới khi nhà quản trị đang tìm kiếm phương pháp, mô hình quản trị cho doanh nghiệp, tổ chức. Nếu OKR là phương pháp quản trị mục tiêu thì BSC là hệ thống quản lý giúp doanh nghiệp có thể xác định tầm nhìn, chiến lược và cụ thể hóa trong thực tế vận hành. Câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp nên lựa chọn áp dụng OKR hay BSC? Bạn hãy cùng tìm hiểu, giải đáp câu hỏi trên qua bài viết sau.

BSC là gì?

BSC (Balanced Scorecard) hay thẻ điểm cân bằng là một hệ thống quản lý đã được phát triển từ những năm 1990. Cho đến nay, BSC vẫn được áp dụng phổ biến trong thực tế nhiều doanh nghiệp, tổ chức.

BSC có thể bị nhầm lẫn là một hệ thống đo lường nhưng thực tế, BSC là một hệ thống quản lý. Có sự nhầm lẫn này là vì ban đầu, BSC chủ yếu được sử dụng để giúp doanh nghiệp đo lường, đánh giá các chỉ số tài chính và phi tài chính. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của hệ thống quản lý, BSC đã chứng minh được giá trị trong việc giúp doanh nghiệp đánh giá tổng thể cũng như xây dựng chiến lược phát triển.

okr hay bsc
BSC (Balanced Scorecard) hay thẻ điểm cân bằng là một hệ thống quản lý đã được phát triển từ những năm 1990

BSC có thể giúp tổ chức của bạn:

  • Xác định được rõ ràng, cụ thể tầm nhìn, chiến lược phát triển
  • Chuyển hóa tầm nhìn, chiến lược thành kế hoạch hành động

BSC có thể giúp bạn làm được 2 việc trên nhờ hệ thống quản lý này xem xét doanh nghiệp của bạn từ 4 khía cạnh:

  • Khía cạnh học hỏi và phát triển: bao gồm các chỉ số đo lường về chất lượng nguồn nhân lực; số giờ đào tạo hay được đào tạo của các thành viên trong tổ chức…
  • Khía cạnh quy trình nội bộ: bao gồm các chỉ số như quy mô tăng trưởng tổ chức; thời gian làm việc trung bình tại doanh nghiệp của nhân viên hay mức độ tối ưu hóa, rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình nội bộ…
  • Khía cạnh khách hàng: bao gồm các chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm; dịch vụ hay với công ty của bạn
  • Khía cạnh tài chính: bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng doanh thu; chi phí cố định; chi phí khấu hao; lợi tức đầu tư, lợi nhuận thu về… 

Áp dụng BSC vào quản trị doanh nghiệp, tổ chức của bạn có thể đạt được nhiều lợi ích đa dạng như:

    • Căn cứ đưa ra quyết định quản trị: Thông qua việc xem xét 4 khía cạnh trên theo BSC, nhà lãnh đạo sẽ có thêm những căn cứ cụ thể, đa chiều để đưa ra quyết định quản trị phù hợp, kịp thời cho doanh nghiệp
  • Góp phần tạo sự liên kết trong tổ chức: BSC xem xét cả yếu tố tài chính và phi tài chính của tổ chức. Từ đó, nhà quản trị có thể hoạch định chiến lược phát triển tổng thể, cân bằng cho tổ chức và góp phần tạo sự liên kết trong tổ chức cùng hướng tới mục tiêu, chiến lược hành động chung.
  • Giúp doanh nghiệp hướng đến sự phát triển bền vững: BSC hướng tới mục tiêu giúp doanh nghiệp của bạn cân bằng giữa 4 yếu tố quan trọng trong phát triển doanh nghiệp: học hỏi, phát triển; quy trình nội bộ; khách hàng; tài chính. Từ đó, doanh nghiệp của bạn sẽ có thêm căn cứ, một hướng đi để phát triển bền vững, lâu dài.
  • Cải thiện hiệu suất báo cáo: Các báo cáo của doanh nghiệp sẽ tập trung vào các khía cạnh quan trọng trong phát triển doanh nghiệp, giảm thiểu được những báo cáo sự vụ không cần thiết.

OKR là gì?

OKR là viết tắt của Objective and Key Results hay mục tiêu và các kết quả chính. Đây là một phương pháp quản trị mục tiêu đã được áp dụng và kiểm chứng sự thành công tại hàng loạt các công ty hàng đầu trên thế giới như: Intel, Google, Amazon, Oracle, Linkedin…

Theo John Doerr, tác giả cuốn sách Measure What Matters và là người có công lớn trong việc truyền bá, lan tỏa OKR trên toàn thế giới thì: OKR là mục tiêu và kết quả chính. “Đây là công cụ hợp tác thiết lập mục tiêu được sử dụng bởi các nhóm và cá nhân để đặt ra các mục tiêu đầy thách thức, đầy tham vọng với kết quả có thể đo lường được. OKR là cách bạn theo dõi tiến độ, tạo sự liên kết và khuyến khích sự tương tác xung quanh các mục tiêu có thể đo lường được”.  

okr cho marketing

John Doerr đưa ra một công thức về OKR như sau:

  • I will (Objective) as measured by (Key Results)
  • Tôi sẽ đạt được (Mục tiêu) được đo bằng (Các kết quả chính)

Về mặt cấu trúc, thông thường một OKR sẽ bao gồm từ 3 – 5 kết quả chính. Mỗi kết quả chính cũng giống như một bậc thang giúp bạn tiến gần hơn đến với mục tiêu đã đề ra. Liên tưởng hình ảnh thì mục tiêu trong OKR giúp bạn hiểu rõ mình cần đi về đâu còn các kết quả chính giúp bạn hiểu rõ mình cần trải qua chặng đường như thế nào để cán đích.

Phương pháp quản trị mục tiêu OKR có thể đem lại cho doanh nghiệp của bạn nhiều lợi ích đa dạng. John Doerr trong cuộc phỏng vấn với Harvard  Business Review cho rằng OKR đem lại 5 lợi ích chính, viết tắt là F.A.C.T.S

  • Focus – Tập trung: Nhân viên của bạn thực hiện OKR chỉ nên có từ 1 – 3 mục tiêu (O) và mỗi mục tiêu cũng chỉ nên gắn với từ 3 – 5 kết quả chính (KR). OKR có thể giúp đội ngũ của bạn tập trung hơn vào những điều, những công việc thực sự quan trọng.
  • Alignment – Căn chỉnh: Các OKR từ cấp nhân viên cho đến cấp phòng ban đều có sự liên kết chặt chẽ và cùng hướng tới để hoàn thành OKR toàn công ty. Điều này giúp mục tiêu công ty bạn được căn chỉnh, có sự liên kết, đồng bộ khi áp dụng OKR.
  • Commitment – Cam kết: Khi triển khai OKR, nhân viên của bạn có thể cùng tham gia thiết lập mục tiêu công việc cho chính họ. Do đó, họ sẽ thêm cam kết, sự chủ động trong công việc. Mặt khác, áp dụng OKR cũng gắn với việc theo dõi định kỳ và mỗi OKR cá nhân đều có sự liên quan đến cá nhân hoặc phòng ban nên các thành viên sẽ có thêm trách nhiệm, sự cam kết để thực hiện OKR của mình. 
  • Tracking – Theo dõi: Việc theo dõi thực hiện OKR được triển khai hàng tuần sẽ giúp bạn ngăn chặn được các rủi ro cuối chu kỳ; rủi ro bất chợt hay rủi ro chệch hướng. Từ đó, bạn sẽ có thể theo dõi được việc thực hiện mục tiêu của từng phòng ban, bộ phận hay cá nhân hiệu quả hơn. 
  • Stretching – Kéo dài (Kéo giãn): OKR có thể giúp doanh nghiệp của bạn tiến xa hơn với những mục tiêu đầy tham vọng, thử thách. OKR có 2 dạng là OKR cam kết cần đạt được 100% và OKR mở rộng, thực sự thử thách, khó khăn nhưng nhân viên chỉ cần đạt được 70% đã được xem thành công. 

Tuy nhiên, việc không hoàn thành OKR mở rộng thường là do thiếu thời gian, nguồn lực chứ không phải vì mục tiêu đó bất khả thi. Chính nhờ các OKR mở rộng, doanh nghiệp của bạn có thể vượt trội hơn qua mỗi chu kỳ vì việc đạt được 70% một mục tiêu vượt trội thường sẽ tốt hơn việc luôn hoàn thành 100% những mục tiêu bình thường, thậm chí không đem lại lợi gì quá lớn cho tổ chức.

okr cho marketing

So sánh OKR và BSC

Nếu OKR là một phương pháp quản trị mục tiêu thì BSC là một hệ thống quản lý giúp doanh nghiệp có thể xác định tầm nhìn, chiến lược và cụ thể hóa trong thực tế vận hành. Giữa OKR và BSC có những điểm giống và khác nhau.

Sự giống nhau giữa OKR và BSC

  • Cùng hỗ trợ tích cực cho nhà quản trị trong việc vận hành doanh nghiệp.
  • Cùng có thể góp phần tạo nên sự liên kết trong tổ chức, hướng đến những hành động, nỗ lực chung để đạt được mục tiêu toàn công ty
  • Cùng có thể giúp doanh nghiệp phát triển vượt trội, bền vững
  • Kết quả thực hiện OKR và BSC qua mỗi chu kỳ có thể là căn cứ cụ thể, định lượng để nhà quản trị đưa ra quyết định chính xác, phù hợp hơn

Sự khác nhau giữa OKR và BSC

okr hay bsc
BSC và OKR có nhiều điểm khác nhau ở các khía cạnh về đánh giá kết quả; nhịp độ; phạm vi thực hiện; căn cứ xây dựng; mức độ hoàn thành

Khác nhau về đánh giá kết quả

  • OKR đánh giá được mức độ hoàn thành và nỗ lực đã bỏ ra của nhân viên, của các bộ phận, phòng ban trong việc thực hiện mục tiêu (O) và các kết quả chính (KR). Từ đó, nhà quản trị có thêm căn cứ để điều chỉnh, đưa ra mục tiêu phù hợp hơn trong các chu kỳ OKR tiếp theo nhằm liên tục tối ưu, cải thiện hiệu quả, hiệu suất công việc.
  • BSC đánh giá được yếu tố hiệu quả trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng. BSC giúp trả lời câu hỏi: các bộ phận, phòng ban và cho đến từng nhân viên của bạn có tạo ra giá trị gì cho khách hàng hay không? Từ đó, BSC cung cấp căn cứ để tiến hành nâng cao năng lực, đầu tư con người, tối ưu hệ thống, tối ưu quy trình nội bộ và hướng tới hiệu quả kinh doanh đạt được ở mức cao hơn.

⇨ Trong việc đánh giá kết quả tổng thể toàn tổ chức, BSC tỏ ra hiệu quả hơn so với OKR. Nếu OKR chỉ tập trung vào việc quản trị mục tiêu thì BSC có thể xem xét tổng thể sự phát triển của doanh nghiệp thông qua 4 khía cạnh, có sự đa dạng, tổng thể hơn so với OKR.

Khác nhau về nhịp độ

  • OKR được tiến hành theo nhịp độ, chu kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Trong thực tế, một chu kỳ OKR thường được xây dựng theo quý hoặc theo năm. Nhịp độ đánh giá OKR cũng có sự linh hoạt thay đổi tùy vào cấp độ thực hiện OKR hay tình thực thực tế của doanh nghiệp.
  • BSC thường được tiến hành theo chu kỳ hàng năm.

⇨ OKR có nhịp độ tiến hành các chu kỳ linh hoạt hơn so với BSC. Điều này rất quan trọng với doanh nghiệp trong những tình huống gặp biến cố, cần chuyển đổi trạng thái, mục tiêu, sự quan tâm trong một thời gian ngắn. Ví dụ như thời điểm dịch bệnh phong tỏa toàn thành phố đến một cách bất ngờ thì các mục tiêu cốt lõi cần đạt được trước đây có thể không còn phù hợp và cần được điều chỉnh nhanh chóng với việc thiết lập OKR mới.

Khác nhau về phạm vi thực hiện

  • OKR có phạm vi thực hiện trên toàn tổ chức của bạn. OKR toàn công ty; OKR đến từng phòng ban, bộ phận và thậm chí là OKR của cá nhân. Thực tế, OKR là phương pháp quản trị mục tiêu có thể áp dụng cho không chỉ các doanh nghiệp, tổ chức mà bạn có thể áp dụng cho chính bản thân mình. Phạm vi thực hiện của OKR trên toàn tổ chức có thể giúp doanh nghiệp của bạn tận dụng được tối đa nguồn lực để đạt được mục tiêu toàn công ty.
  • BSC về phạm vi thực hiện thường tập trung vào phong cách lãnh đạo từ trên xuống. Việc xem xét, thực hiện, lên kế hoạch chiến lược từ BSC thường chỉ có cấp lãnh đạo hoặc mở rộng hơn là có sự tham gia của các quản lý cấp trung.

⇨ OKR về phạm vi thực hiện có sự cởi mở hơn so với BSC. Đó có thể cũng là lý do vì sao OKR phù hợp và được áp dụng nhiều tại các công ty khởi nghiệp, công ty công nghệ thường có tư duy cởi mở, sáng tạo.

Khác nhau về căn cứ xây dựng

  • OKR được xây dựng dựa trên 2 yếu tố cốt lõi: mục tiêu (O) và các kết quả chính (KR)
  • BSC được xây dựng dựa trên 4 khía cạnh của tổ chức: học hỏi và phát triển; quy trình nội bộ; khách hàng; tài chính

⇨ OKR tỏ ra hiệu quả trong việc xem xét mục tiêu và các kết quả chính cần đạt được của tổ chức còn BSC sẽ hiệu quả hơn nếu bạn muốn xem xét tổng thể sự phát triển của tổ chức.

Khác nhau về mức độ hoàn thành

  • OKR có 2 dạng là OKR cam kết cần đạt được 100% và OKR mở rộng, thực sự thử thách, khó khăn nhưng nhân viên chỉ cần đạt được 70% đã được xem thành công. Như vậy, về mức độ hoàn thành, OKR mở ra trường hợp không cần đạt được 100%.
  • BSC hướng tới việc hoàn thành 100% mục tiêu đã đề ra

⇨ Việc không hoàn thành OKR mở rộng thường là do thiếu thời gian, nguồn lực chứ không phải vì mục tiêu đó bất khả thi. Khi bạn đề ra mục tiêu hướng tới sao hỏa thì khi chỉ đạt được 70% thì bạn cũng đã đến được với mặt trăng. Do đó, OKR với dạng OKR mở rộng hoàn toàn có thể giúp tổ chức của bạn phát triển vượt trội với những bước tiến phá bỏ rào cản sợ hãi, trì trệ hay thói quen thực hiện theo lối mòn bình thường. 

Sử dụng OKR và BSC

Thông qua việc so sánh giữa OKR và BSC như trên, bạn có thể nhận thấy nếu áp dụng đúng với thực tế tổ chức, áp dụng đúng thời điểm, phương pháp thì cả OKR và BSC đều có thể phát huy được hết lợi ích của mình. Sẽ thật khó có thể so sánh phương pháp hay mô hình nào tốt hơn vì khi được đặt đúng chỗ, được sử dụng hợp lý thì phương pháp sẽ phát huy được hiệu quả tốt hơn. Vậy việc sử dụng OKR và BSC như thế nào là hợp lý?

Doanh nghiệp nào phù hợp áp dụng BSC?

  • Doanh nghiệp đã có sự ổn định, vận hành hoạt động với quy trình rõ ràng sẽ phù hợp áp dụng BSC hơn vì BSC có chu kỳ thực hiện hàng năm. Các doanh nghiệp thường xuyên biến động, có sự điều chỉnh sẽ khó áp dụng BSC hiệu quả, trọn vẹn chu kỳ.
  • Doanh nghiệp hướng đến việc xem xét tổng thể tổ chức để hoạch định chiến lược phát triển trong từng năm
  • Doanh nghiệp, tổ chức vận hành theo mô hình lãnh đạo từ trên xuống. Bởi, BSC thường tập trung vào phong cách lãnh đạo từ trên xuống. Việc xem xét, thực hiện, lên kế hoạch chiến lược từ BSC thường chỉ có cấp lãnh đạo hoặc mở rộng hơn là có sự tham gia của các quản lý cấp trung.

Doanh nghiệp nào phù hợp áp dụng OKR?

  • Những doanh nghiệp đang trong quá trình khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ sẽ phù hợp với OKR hơn
  • Doanh nghiệp có sự linh hoạt trong thiết lập, điều chỉnh mục tiêu theo từng chu kỳ ngắn (tháng, quý)
  • Doanh nghiệp vận hành trên tinh thần phẳng, ranh giới giữa lãnh đạo và nhân viên khá mờ sẽ áp dụng OKR dễ dàng hơn. Với OKR, nhân viên của bạn có thể hoàn toàn được cùng đóng góp ý kiến xây dựng mục tiêu công việc cho chính họ.

Sự kết hợp giữa OKR và BSC

BSC hiệu quả hơn OKR trong việc đánh giá tổng thể, hoạch định chiến lược phát triển so với OKR. Nhưng ngược lại, OKR lại có tính linh hoạt, cởi mở, khai phóng sự sáng tạo, chủ động của từng thành viên trong tổ chức để hướng tới mục tiêu chung. 

Như vậy, BSC có tính ổn định, toàn diện còn OKR có tính linh hoạt, sáng tạo. Nếu bạn kết hợp giữa OKR và BSC cũng có thể là một giải pháp kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để tạo nên phương pháp quản trị tối ưu cho doanh nghiệp của mình.

OKRs và BSC hoàn toàn có thể kết hợp và bổ trợ cho nhau tùy theo tình hình thực tế, nội tại doanh nghiệp. Trong một tổ chức, lãnh đạo ở cấp cao có thể sử dụng BSC để có cái nhìn toàn diện về sự phát triển của tổ chức qua 4 khía cạnh: học hỏi và phát triển; quy trình nội bộ; khách hàng và tài chính. Còn ở các phòng ban, bộ phận và cho đến từng nhân viên có thể áp dụng OKR để thực hiện quản trị mục tiêu xuyên suốt, hướng đến đạt được mục tiêu toàn công ty.

okr hay bsc
BSC có tính ổn định, toàn diện còn OKR có tính linh hoạt, sáng tạo

*

OKR hay BSC là câu hỏi được đặt ra không phải nhằm phân định đâu là phương pháp, hệ thống quản lý ưu việt, vượt trội hơn. Việc xem xét OKR và BSC sẽ giúp bạn có thể nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu của từng phương pháp và thông qua đó có thể kết hợp để áp dụng được giải pháp quản trị tối ưu cho doanh nghiệp, tổ chức của mình.

Hy vọng những chia sẻ của hoidapokrs.com về OKR và BSC hữu ích và là những gợi mở tốt dành cho bạn. Nếu bạn quan tâm đến OKR cũng như những phương pháp quản trị doanh nghiệp, phát triển đội ngũ, xây dựng tổ chức, bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết trên blog của chúng tôi: https://hieudunglamdung.com/blog/

Có thể bạn quan tâm