OKRs là gì? Không tìm hiểu thật đáng tiếc! - Sách OKRs - Hiểu đúng, Làm đúng
Blog

OKRs là gì? Không tìm hiểu thật đáng tiếc!

OKRs là gì? OKRs là viết tắt của từ gì? Có mấy loại OKRs? Cách viết OKRs ra sao?… Hãy cùng OKRs Blog tìm hiểu chi tiết về công cụ quản trị mục tiêu đang được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam này ngay trong bài viết dưới đây.

OKRs với những ưu thế vượt trội đã mang lại sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, được minh chứng tại các Tập đoàn hàng đầu thế giới như Google, Facebook, Twitter, LinkedIn…

Dựa vào những hiệu quả thực tế OKRs mang lại, hiện nay các công ty truyền thống tại Việt Nam đã và đang hướng tới áp dụng OKRs nhanh chóng vào doanh nghiệp của mình.

1. OKRs là gì?

OKRs viết tắt của Mục tiêu và các Kết quả then chốt (dịch ra từ Objectives and Key Results) là phương pháp quản lý theo mục tiêu có thể áp dụng ở cả quy mô lớn (công ty, chi nhánh…) và quy mô nhỏ (nhóm, cá nhân…).

Tại các công ty/ tổ chức, cần có một chiến lược OKRs bài bản để đảm bảo các mục tiêu được tiến hành hiệu quả, tiết kiệm thời gian và nhân lực nhất.

Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tham khảo một bộ OKRs cơ bản:

Mục tiêu (O): Tăng 10% lượng người truy cập website công ty/ tháng

Kết quả chính (KRs):

  • Đăng tải 30 bài viết lên website trong 1 tháng
  • Mỗi bài viết có tối thiểu 20 lượt tương tác (like, share hoặc bình luận)
  • 100% ảnh sử dụng cho bài viết được giảm dung lượng dưới 200KB để trải nghiệm website của khách hàng nhanh hơn

Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy OKRs được hợp thành từ 2 yếu tố: “O – Objective” và “KRs – Key results”. Trong đó:

O – Objective

Đây là mục tiêu cần đạt được trong một khoảng thời gian xác định. Nói đơn giản, một Objectives cần phải thể hiện rõ rằng bạn muốn đi đâu.

Ví dụ:

  • Mục tiêu của công ty A là: Tăng 5% lợi nhuận trong quý tiếp theo.
  • Mục tiêu của nhóm kinh doanh B là: Tăng số lượng hợp đồng tái ký lên 50%.
  • Mục tiêu của nhóm sản xuất C là: Tăng hiệu suất làm việc lên 10%.

KRs – Key Results 

Đây là các kết quả then chốt. Nếu O cho bạn biết bạn muốn đi đâu thì KRs cần phải thể hiện được bạn đến đó bằng cách nào.

KRs là tập hợp các kết quả chính, yếu tố cốt lõi mà bạn cần đạt được. Mỗi một kết quả (KRs) là một nấc thang giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu (O).

Cùng xem chia sẻ của anh Mai Xuân Đạt về định nghĩa của OKRs và lý do OKRs trở thành công cụ quản trị hiển đại nổi tiếng nhất hiện nay:

Ví dụ:

Nếu O của công ty là tăng 5% lợi nhuận trong năm tiếp theo thì các KRs cần thiết có thể là:

  • Lợi nhuận trước đầu tư đạt 5 tỷ VNĐ
  • Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu vượt 15%
  • Gia tăng 5% khách hàng so với cùng kỳ năm trước

XEM THÊM | Mẫu OKRs & Ví dụ thực tế cho mọi ngành nghề

OKRs là gì - Objective and Key Results

OKRs được đặt ra để quản trị các mục tiêu (O) và theo dõi tiến trình thực hiện mục tiêu đó thông qua các kết quả chính đã được thống nhất từ trước (KRs).

2. Những lợi ích chính của OKRs

OKRs là phương pháp quản lý mục tiêu hàng đầu đang được sử dụng tại nhiều tổ chức lớn trên thế giới như: Intel, Google, Youtube, Amazon, Twitter, LinkedIn,…

Tại Việt Nam, OKRs cũng dần được biết đến và đang ứng dụng thực tiễn tại các doanh nghiệp/tập đoàn như: FPT, Careerbuilder, Tinh Vân, SEONGON…

So với những phương pháp quản lý mục tiêu truyền thống, OKRs sở hữu những ưu điểm đáng kể đến như:

  • Giảm bớt thời gian thiết lập mục tiêu
  • Các mục tiêu đặt ra được thảo luận và xây dựng bởi mọi thành viên trong doanh nghiệp, có sự cam kết thực hiện từ nhân viên
  • Đề cao tính tự chủ và trách nhiệm của của mọi cá nhân trong doanh nghiệp
  • Tăng cường giao tiếp minh bạch giữa mọi cá nhân trong công ty
  • Tăng sự liên kết và hợp tác giữa các nhân viên, các phòng ban với nhau
  • Giúp doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu và tạo nên tính kỷ luật cao trong môi trường làm việc
  • Tăng cường sự nhanh nhẹn của doanh nghiệp cả trong làm việc nội bộ và ứng phó với thị trường
  • Giúp doanh nghiệp dễ dàng đặt ra và thực hiện các mục tiêu táo bạo hơn

Đọc tiếp | 8 Lợi ích “vượt trội” của OKRs đối với doanh nghiệp

Về tổng thể, OKRs giúp cho các công ty, tổ chức quản lý mục tiêu một cách dễ dàng bằng cách:

  • Chỉ rõ mục tiêu cần đạt được
  • Xác định được khung thời gian, tiến trình hành động
  • Giúp theo dõi, đo lường tiến độ công việc
  • Chỉ rõ mỗi cá nhân sẽ đóng góp, chịu trách nhiệm như thế nào
  • Chỉ rõ các cột mốc quan trọng để đạt được mục tiêu
  • Giúp công ty, tổ chức đánh giá được hiệu quả công việc qua tỷ lệ hoàn thành OKRs

Các bước triển khai phương pháp OKRs

OKRs vạch ra con đường ngắn nhất để tiến tới thành công, giúp doanh nghiệp định hình rõ hơn cho việc phát triển.

3. Phân loại OKRs

Sau khi đã hiểu rõ được OKRs là gì, bạn cần nắm vững được 2 loại OKRs chính đó là: OKRs cam kết và OKRs mở rộng.

2 loại mục tiêu này được phân biệt với nhau bởi độ khó của mục tiêu được đặt ra và mức độ đánh giá hoàn thành.

TÌM HIỂU THÊM

OKRs cam kết

Là loại OKRs giúp bạn theo dõi các mục tiêu phải hoàn thành.

Các mục tiêu này có tính thực tế cao, thường được xây dựng dựa trên các kết quả trong lịch sử nên mức mục tiêu đặt ra khá thực tế và sát với những gì có thể đạt được.

OKRs cam kết được tính là thành công khi mức độ hoàn thành đạt 100%.

OKRs mở rộng

OKRs loại này sẽ giúp bạn kéo dài, mở rộng kế hoạch phát triển công ty, thường được đặt ra khi một công ty muốn hướng tới việc bứt phá và nâng cao vị thế của mình. Những mục tiêu này khó thực hiện hơn, tham vọng hơn so với mục tiêu cam kết.

Mục tiêu mở rộng được đánh giá là thành công khi mức độ hoàn thành đạt 60-70% trở lên.

Tìm hiểu về OKRs - OKRs là gì

Trong mỗi giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp sẽ cần đặt ra các mục tiêu khác nhau, cam kết hoặc mở rộng, để có thể duy trì sự phát triển tối ưu nhất.

4. Hướng dẫn cách viết OKRs

OKRs giúp cải thiện trọng tâm công việc, tăng tính minh bạch của tổ chức và giúp nhân viên, các bộ phận, phòng ban kết nối, phối hợp với nhau tốt hơn.

Giá trị cốt lõi của OKRs là giúp cải thiện hiệu suất, hiệu quả công việc của từng cá nhân, từng bộ phận, phòng ban và của cả công ty, tổ chức. Do đó, viết một OKRs chuẩn xác, phù hợp với đối tượng thực hiện rất quan trọng.

Một OKRs có thể được viết với O (mục tiêu) mang tính định tính, hướng tới mục tiêu tổng thể cần đạt được và KRs (kết quả chính) mang tính định lượng, cụ thể, đo đếm được trong một khoảng thời gian cụ thể.

Cách viết O (Mục tiêu)

  • Nên lựa chọn 3 tới 5 mục tiêu cho mỗi chu kỳ OKRs. Không nên đặt quá nhiều mục tiêu, tránh làm dàn trải nguồn lực, khiến việc thực hiện bị khó khăn, không có trọng tâm và không đem lại kết quả tốt.
  • Bạn nên tránh những mục tiêu không đem lại kết quả mới. (Ví dụ: Duy trì kết quả tuyển dụng quý I; tiếp tục duy trì vị thế thị trường…)
  • Khi xây dựng mục tiêu, cần có sự kết hợp giữa các đề xuất của cả lãnh đạo và nhân viên thực hiện, để đảm bảo mục tiêu đưa ra thực sự phù hợp, vừa tạo cảm hứng công việc nhưng cũng không vượt đến mức không thể thực hiện được.
  • Mục tiêu cũng cần được viết ra cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và tạo động lực cho người thực hiện.

Cách viết KRs (Kết quả chính)

  • Đối với mỗi mục tiêu, nên có từ 3-5 kết quả chính.
  • Các kết quả chính phải mang tính định lượng, thể hiện các cột mốc đo lường rõ ràng bằng số liệu cụ thể để đánh giá hiệu quả thực hiện mục tiêu.
  • KRs cần hướng đến những kết quả mà chúng ta sẽ đạt được, chứ không đơn thuần chỉ đề ra các đầu việc phải làm.

XEM ĐẦY ĐỦ TẠI: Hướng dẫn Cách viết OKRs – Checklist & Ví dụ cụ thể

OKRs là viết tắt của từ gì

Công thức đơn giản nhất của 1 OKRs là 1 Mục tiêu (o) và 3 Kết quả chính (KRs).

5. Một số chú ý khi viết OKRs

  • Có sự kết nối, thông tin giữa các cá nhân, phòng ban, bộ phận về OKRs. Bởi vì OKRs giữa các cá nhân, phòng ban, bộ phận có thể liên quan đến nhau, phụ thuộc, nối tiếp nhau.
  • OKRs cần mang tính thúc đẩy sự phát triển tích cực hơn chứ không phải duy trì những điều đang tồn tại. Một OKRs sẽ cần những nỗ lực để hoàn thành chứ không phải duy trì nhịp công việc hiện tại để hoàn thành.
  • OKRs cần mang tính kết nối giá trị giữa các cá nhân, nhóm, phòng ban… để tạo nên giá trị chung cộng hưởng.
  • OKRs cần hướng tới các giá trị chung, lâu dài.
  • Cần đảm bảo đủ các kết quả chính (KRs) để thực hiện mục tiêu (O). Việc không đảm bảo đủ các kết quả chính cần đạt sẽ dẫn đến nguy cơ không thực hiện được mục tiêu.

6. Nguyên tắc cốt lõi khi làm OKRs

Muốn vận hành OKRs hiệu quả, ngoài việc nắm chắc định nghĩa OKRs là gì, cần phải đảm bảo thực thi đúng các nguyên tắc sau:

  • Minh bạch, công khai – OKRs chỉ có thể vận hành hiệu quả, thành công khi mục tiêu và các kết quả chính đều minh bạch, công khai. Mọi nhân viên, mọi bộ phận, phòng ban đều cần hiểu rõ về OKRs của mình. Đây là nguyên tắc cốt lõi quan trọng hàng đầu vì chỉ khi OKRs đến từng cá nhân đều rõ ràng, thông suốt thì hiệu quả công việc đạt được mới ở mức cao nhất.
  • Tạo cảm hứng – OKRs tạo cảm hứng là OKRs có mục tiêu, kết quả chính phù hợp với nhân sự, với từng thời điểm, hoàn cảnh. Vì xét đến cùng thì hiệu quả công việc cũng bắt đầu từ yếu tố con người – nhân sự. Việc cần đúng người và người cũng cần đúng việc. Đúng ở đây chính là khi làm việc, khi nhận OKRs thì nhân sự cảm thấy hào hứng, đạt được hiệu suất cao.
  • Luôn đo lường tiến độ – OKRs muốn thành công cần luôn được đo lường tiến độ thực hiện. Việc đo lường này giúp điều chỉnh kế hoạch, mục tiêu (O) kịp thời trong trường hợp các kết quả chính (KRs) không đạt được mục tiêu, có biến động đột ngột…

XEM TIẾP:

Lời kết,

Hiểu được OKRs là gì sẽ là tiền đề quan trọng, giúp các doanh nghiệp áp dụng OKRs chính xác trong thời gian ngắn nhất.

Tuy nhiên với các doanh nghiệp mới áp dụng OKRs thường sẽ mắc phải nhiều lỗi về OKRs khiến việc triển khai OKRs không hiệu quả, tiêu tốn thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm