Giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp là yếu tố nền tảng, ẩn sâu bên trong sự vận hành của doanh nghiệp. Nếu có một yếu tố giúp doanh nghiệp của bạn có thể tự động vận hành thì đó chính là giá trị cốt lõi văn hóa doanh nghiệp đem lại. Bởi duy trì, lan tỏa văn hóa doanh nghiệp với giá trị cốt lõi nhất quán sẽ giúp đội ngũ của bạn có khuôn khổ, niềm tin và sự chủ động trong công việc của mình.
Bạn hãy cùng hieudunglamdung.com tìm hiểu và trả lời câu hỏi: Giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp là gì qua bài viết sau.
Khái niệm về văn hoá doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp về bản chất chính là sự phản ánh, cụ thể hóa tính cách, khí chất, cách suy nghĩ, hành động của người chủ doanh nghiệp, ban quản trị doanh nghiệp. Người đứng đầu đề cao yếu tố kỷ luật thì văn hóa doanh nghiệp sẽ là văn hóa kỷ luật. Còn người đứng đầu hướng tới yếu tố kết quả thì văn hóa doanh nghiệp sẽ là văn hóa kết quả.
Theo Edgar Schein, cựu giáo sư tại Trường Quản lý MIT Sloan (Mỹ): “Các tri thức đã học được và được tích lũy như một hình mẫu (pattern) hay hệ thống các niềm tin, giá trị và chuẩn mực hành vi đã trở thành hiển nhiên, khỏi bàn cãi vì đã biến thành các ngầm định cơ bản và rơi rụng khỏi ý thức của mọi người (trở thành vô thức)”.
Vào năm 1980, Edgar Schein đã đưa ra mô hình văn hóa tổ chức với 3 cấp độ:
-
- Quan niệm nền tảng – ngầm định: Đây là những điều “ăn sâu” vào hành động, suy nghĩ của mỗi nhân viên. Những quan niệm nền tảng – ngầm định sẽ giúp các nhân viên dần hình thành thói quen, thậm chí thành phản xạ trong vô thức để xử lý các tình huống đúng theo quy chuẩn của tổ chức.
- Các giá trị được đồng thuận – tuyên bố: Đây là yếu tố thường được thể hiện qua các bản giá trị cốt lõi, các mục tiêu, chiến lược cũng như bộ quy tắc ứng xử được thông tin rộng rãi trong nội bộ tổ chức hoặc thậm chí là cả với bên ngoài.
- “Tạo tác” và các hành vi – hữu hình: Đây là yếu tố dễ nhận biết ngay từ ban đầu về văn hóa một doanh nghiệp như: cách bài trí văn phòng; cách các phòng ban xử lý, phối hợp công việc; nội quy văn phòng; quy định về trang phục hay những sự kiện tập thể; các biểu trưng, logo, phù điêu, khẩu hiệu…
Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Giá trị cốt lõi là gì?
Theo mô hình văn hóa tổ chức của Edgar Schein, các giá trị được đồng thuận – tuyên bố là yếu tố thường được thể hiện qua các bản giá trị cốt lõi, các mục tiêu, chiến lược cũng như bộ quy tắc ứng xử được thông tin rộng rãi trong nội bộ tổ chức hoặc thậm chí là cả với bên ngoài.
Như vậy, giá trị cốt lõi của một tổ chức nằm ở lớp thứ 2 của văn hóa doanh nghiệp. Thông qua việc duy trì, lan tỏa các giá trị cốt lõi trong thực tế vận hành, doanh nghiệp của bạn sẽ thực sự là một tổ chức với hành động thống nhất, quy củ. Nhân viên dù làm việc ở các phòng ban, bộ phận với chuyên môn khác nhau thì cũng có hoặc nỗ lực hướng tới những giá trị, chuẩn mực chung khi làm việc tại doanh nghiệp. Thực tế doanh nghiệp, mỗi giá trị cốt lõi cần gắn với tiêu chuẩn hành vi cụ thể để diễn giải chi tiết hành động phù hợp nhân viên được kỳ vọng đạt được và tránh những hiểu lầm.
Ví dụ giá trị cốt lõi doanh nghiệp hướng tới là tinh thần làm việc như một đội bóng. Như vậy, doanh nghiệp cần cụ thể hóa làm việc như một đội bóng có nghĩa là gì. Đó có thể là:
- Tập trung vào mục tiêu chung của tổ chức như một đội bóng (phòng thủ hiệu quả; ghi bàn và chiến thắng…)
- Nhân viên các phòng ban tích cực phối hợp, hỗ trợ nhau trong công việc như đồng đội trên sân
- Quan tâm đến lợi ích chung, chiến thắng của toàn đội ngũ
Khi công ty của bạn xây dựng, duy trì và lan tỏa được giá trị cốt lõi phù hợp với thực tế vận hành có thể đem lại nhiều lợi ích đa dạng.
Lợi ích với doanh nghiệp, tổ chức
- Giúp doanh nghiệp, tổ chức có thể tự động vận hành
- Là căn cứ giúp doanh nghiệp đưa ra những tuyên bố đồng thuận và áp dụng cho toàn doanh nghiệp
- Sử dụng giá trị cốt lõi để xây dựng thương hiệu tuyển dụng, tăng sức thu hút nhân tài gia nhập tổ chức
Lợi ích với lãnh đạo, các cấp quản lý
- Giải phóng lãnh đạo, các cấp quản lý khỏi việc quản lý vi mô, giải quyết từng sự vụ cụ thể
- Doanh nghiệp có giá trị cốt lõi sẽ giúp chính lãnh đạo, các cấp quản lý có định hướng, quy chuẩn trong công việc, tránh việc lãnh đạo, quản lý tùy hứng
Lợi ích với nhân viên
- Hiểu rõ được tổ chức kỳ vọng mình đạt được điều gì trong công việc
- Tìm và làm việc được tại công ty có giá trị cốt lõi phù hợp với bản thân
Ví dụ về giá trị cốt lõi của các công ty lớn tại Việt Nam và thế giới
Các doanh nghiệp xác định được giá trị cốt lõi chưa chắc đã thành công nhưng các doanh nghiệp đã đạt được thành công thường cũng là những doanh nghiệp có nền tảng giá trị cốt lõi vững chắc, được duy trì, lan tỏa trong thực tế đến từng nhân viên. Bạn có thể tham khảo một số ví dụ về giá trị cốt lõi của các công ty lớn bên dưới.
Giá trị cốt lõi của Google
Google là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Tầm nhìn của Google là “cung cấp quyền truy cập vào thông tin thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột”. Cùng tầm nhìn đó, sứ mệnh Google hướng tới là “tổ chức thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó có thể truy cập và hữu dụng”.
Các giá trị cốt lõi của Google có thể kể đến như:
Giá trị cốt lõi | Chi tiết |
Cho đi – nhận lại |
|
Cởi mở |
|
Sáng tạo |
|
Ưu tú |
|
Tiếp cận theo hướng thực hành |
|
Mô hình công ty nhỏ |
|
Giá trị cốt lõi của Zappos
Theo bình chọn “Những công ty có môi trường làm việc tốt nhất” vào năm 2009 của Tạp chí Fortune, Zappos đã được bình chọn là công ty giữ vị trí đầu danh sách. Sau 10 năm phát triển công ty, Zappos đã được Amazon mua lại với giá 1,2 tỷ USD.
Các giá trị cốt lõi của Zappos có thể kể đến như:
Giá trị cốt lõi | Chi tiết |
Niềm tin “động lực nội tại” |
|
Công việc – đời sống – cá nhân hòa hợp |
|
Cung cấp dịch vụ với trải nghiệm “WOW” |
|
Tạo dựng niềm vui và một chút “khác biệt” |
|
Mạo hiểm, sáng tạo & cởi mở |
|
Theo đuổi sự phát triển và học hỏi |
|
Đam mê, quyết tâm và khiêm tốn |
|
Giá trị cốt lõi của Southwest Airlines
Southwest Airlines với lịch sử phát triển từ năm 1971 là một trong những hãng hàng không hàng đầu tại Hoa Kỳ. Giá trị cốt lõi của Southwest Airlines có thể kể đến như:
Giá trị cốt lõi | Chi tiết |
Kiến tạo môi trường làm việc năng động, thân thiện |
|
Duy trì niềm hứng khởi mỗi ngày |
|
Giá trị cốt lõi của Vinamilk
Trong những năm gần đây, Vinamilk thường xuyên được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. Giá trị cốt lõi của Vinamilk có thể kể đến như:
Giá trị cốt lõi | Chi tiết |
Chính trực |
|
Trách nhiệm |
|
Xuất sắc |
|
Hợp tác |
|
Sáng tạo |
|
Hướng đến kết quả |
|
*
Giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp thường được cụ thể hóa bằng những bản giá trị cốt lõi, mục tiêu, chiến lược hay bộ quy tắc ứng xử được dán trên tường văn phòng công ty bạn. Tuy nhiên, giá trị cốt lõi không phải chỉ là bảng biểu dán trên tường mà cần được hiện thực hóa trong vận hành của doanh nghiệp. Từ lãnh đạo cho đến nhân viên đều cần tuân thủ thực hiện và hướng đến những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đề ra.
Muốn duy trì, phát triển và lan tỏa giá trị cốt lõi trong tổ chức, bạn có thể xem xét áp dụng phương pháp quản trị theo mục tiêu OKR. Với OKR, đội ngũ của bạn có thể tập trung hơn trong công việc, nỗ lực đúng hướng, đúng mục tiêu. Đặc biệt, OKR hoàn toàn có thể giúp bạn cải thiện văn hóa doanh nghiệp theo hướng minh bạch, tích cực, hướng đến các giá trị cốt lõi phù hợp với doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm các bài viết về OKR, về quản trị doanh nghiệp, phát triển đội ngũ, bạn có thể đọc thêm trên blog của Hiểu đúng, làm đúng.